Acid trichloroacetic peel da

Peel da hóa học bằng TCA là liệu pháp thẩm mỹ quen thuộc được ứng dụng trong điều trị nhiều vấn đề da liễu như mụn trứng cá, thu nhỏ lỗ chân lông, tăng sắc tố sau viêm, sẹo mụn và trẻ hóa. Peel da hoạt động theo nguyên lý sử dụng các tác nhân acid hữu cơ tác động lên bề mặt da làm bong tróc tế bào chết và kích thích quá trình tái tạo da. Cùng tìm hiểu peel da TCA là gì nhé

Peel da hóa học là gì?

Peel da hóa học (chemical peel) là liệu pháp sử dụng các tác nhân acid hữu cơ như acid glycolic, acid mandelic, acid salicylic, acid trichloroacetic… tác động làm bong tróc tế bào chết và loại bỏ những tổn thương trên bề mặt, từ đó kích thích quá trình tái tạo biểu mô.

Peel da bằng acid trichloroacetic (TCA) có những lợi ích gì?

Acid trichloroacetic hay TCA là tác nhân tiêu chuẩn vàng trong peel da hóa học, đặc biệt là trong peel da trung bình. TCA có tính ứng dụng cao, có thể cho tác động peel ở nhiều cấp độ, ngoài ra TCA không gây độc toàn thân do không hấp thu vào tuần hoàn chung và ổn định về mặt hóa học do đó có thời gian bảo quản khá lâu.

Mức độ xâm nhập của TCA chủ yếu phụ thuộc vào nồng độ. TCA nồng độ thấp từ 10 – 20% cho tác động chính trên lớp biểu bì, tương đối an toàn, được ứng dụng trong peel da bề mặt, tuy nhiên không phổ biến bằng acid glycolic hay acid salicylic nồng độ 20 – 35%.

Peel da bằng TCA được tiến hành như thế nào?

Peel da hóa học bằng TCA là liệu pháp cần được thực hiện tại các cơ sở chuyên khoa da liễu. Trong quá trình peel bệnh nhân có thể cảm thấy châm chích và bỏng rát ngay khi tác nhân peel tiếp xúc với da. Tuy nhiên tình trạng này chỉ là tạm thời, sau đó sẽ giảm bớt khi quá trình đông tụ sừng xảy ra.

Trong một số trường hợp, Bác sĩ có thể cho sử dụng thuốc an thần hoặc giảm đau nhẹ trước khi điều trị. Quá trình làm sạch da và loại bỏ dầu nhờn là vô cùng quan trọng trước khi peel để tác nhân acid có thể thẩm thấu tốt và cho tác động đồng đều trên bề mặt da.

Peel da bằng TCA được tiến hành như thế nào?

Peel da hóa học bằng TCA là liệu pháp cần được thực hiện tại các cơ sở chuyên khoa da liễu. Trong quá trình peel bệnh nhân có thể cảm thấy châm chích và bỏng rát ngay khi tác nhân peel tiếp xúc với da. Tuy nhiên tình trạng này chỉ là tạm thời, sau đó sẽ giảm bớt khi quá trình đông tụ sừng xảy ra.

Trong một số trường hợp, Bác sĩ có thể cho sử dụng thuốc an thần hoặc giảm đau nhẹ trước khi điều trị. Quá trình làm sạch da và loại bỏ dầu nhờn là vô cùng quan trọng trước khi peel để tác nhân acid có thể thẩm thấu tốt và cho tác động đồng đều trên bề mặt da.

Cơ chế tác động của TCA là tái tạo biểu mô cấu trúc da thông qua quá trình đông tụ protein, hình thành lớp bông trắng (frosting) trên bề mặt nơi tác nhân peel tiếp xúc. Đối với peel da bằng TCA, mục tiêu frosting thông thường cần đạt ở khoảng mức độ từ II đến III.

Ứng dụng của liệu pháp peel da bằng TCA

Peel da hóa học bằng acid trichloroacetic được ứng dụng trong điều trị một số vấn đề da liễu sau:

Điều trị nám da

Nghiên cứu cho thấy, peel da bằng TCA từ mức độ peel bề mặt đã có thể mang lại hiệu quả cải thiện nám da. So với peel da bằng acid glycolic thì TCA cho đáp ứng nhanh hơn tuy nhiên hiệu quả điều trị là không khác biệt.

Cải thiện tình trạng lão hóa da

TCA có khả năng kích thích sản xuất các protein đóng vai trò duy trì sự căng bóng và đàn hồi cho làn da như collagen, glycosaminoglycan, elastin từ đó giúp làm mờ nếp nhăn, vết chân chim do lão hóa. Tuy nhiên, liệu pháp cho hiệu quả cao với những tình trạng lão hóa ở mức độ trung bình.

Đối với tổn thương mức độ nặng, có thể cần phải phối hợp với các tác nhân peel khác để đạt mức độ xâm nhập sâu hơn hoặc phối hợp với liệu pháp khác như laser.

Làm mờ sẹo mụn

Nghiên cứu cho thấy, sau khoảng 6 liệu trình peel da bằng TCA, tình trạng sẹo mụn được cải thiện rõ lên đến 70% so với ban đầu. Ngoài sử dụng trong đơn trị liệu, peel da bằng TCA còn có thể kết hợp với các liệu pháp tái tạo da khác như lăn kim, laser không phân đoạn để tăng cường hiệu quả điều trị mà không cần phải tăng nồng độ acid.

Điều trị thâm, tăng sắc tố da

Peel da bằng TCA giúp làm mờ vết thâm (kể cả quầng thâm mắt) thông qua cơ chế ức chế sản sinh sắc tố melanin và loại bỏ lớp tế bào sừng.

Peel da bằng TCA có an toàn không?

Cũng giống với peel da hóa học bằng các tác nhân acid khác, sau liệu trình peel bằng TCA, da có thể gặp phải một số tình trạng như ban đỏ, sưng tấy, khô và bong tróc nhưng đa phần sẽ tự hồi phục nhanh chóng trong 1 – 2 tuần.

Ngoài ra, một số tác dụng không mong muốn khác có thể gặp phải sau khi peel bao gồm: hình thành sẹo mới, thay đổi sắc tố da tạm thời hay vĩnh viễn, nhất là đối với làn da sậm màu, nhiễm virus herpes, nhiễm trùng da.

Tóm lại, peel da hóa học bằng TCA là thủ thuật làm đẹp mang đến hiệu quả điều trị cho nhiều vấn đề da liễu, tuy nhiên đây cũng là biện pháp tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác dụng phụ nguy hiểm.

Xem thêm: Peel BHA

Phòng Khám Da Liễu Doctor Acnes:

Địa chỉ: 283/34 Cách Mạng Tháng 8, P.12, Q.10, Thành phố Hồ Chí Minh.

Hotline: 07 0838 0878.

Nguồn: https://doctoracnes.com/peel-da-hoa-hoc-bang-tca-acid-trichloroacetic/

0コメント

  • 1000 / 1000