Mụn viêm trên má: Điều gì đang xảy ra với làn da?
Mụn viêm là tình trạng sưng, đỏ và lỗ chân lông bị tắc nghẽn sâu do vi khuẩn, dầu và tế bào chết, một số loại mụn viêm còn gây ra cảm giác đau nhức khó chịu. Mụn viêm thường xuất hiện ở mặt, cổ, ngực và lưng, trong đó mụn viêm ở má là dễ nhận thấy và gây mất thẩm mỹ. Cùng Doctor Acnes tìm hiểu thêm về mụn viêm ở má và nguyên nhân bị mụn viêm ở má nhé.
Nguyên nhân hình thành mụn viêm ở má
Thông thường, vi khuẩn P. acnes sống hòa bình trên da, tuy nhiên khi tuyến bã nhờn trên da tăng tiết và các tế bào sừng bong tróc quá mức sẽ gây bít tắc lỗ chân lông, vi khuẩn P. acnes dễ bị mắc kẹt trong lỗ chân lông và gây các tình trạng viêm, sưng đỏ.
Một số nguyên nhân gây tăng hoạt động của tuyến bã nhờn có thể kể đến bao gồm:
Mất cân bằng nội tiết tố ở tuổi dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt, thời kỳ mãn kinh, mang thai hay căng thẳng. Điểm chung của các giai đoạn này chính là làm gia tăng nồng độ hormone androgen trong máu, hormone này kích thích tuyến bã nhờn tiết nhiều dầu vào lỗ chân lông, đồng thời làm nang lông dày lên gây bít tắc.
Chế độ ăn nhiều đường: các thức ăn có vị ngọt, chứa nhiều đường cũng có khả năng gây mụn viêm ở má. Sau khi ăn, đường sẽ hấp thu nhanh trong máu gây giải phóng insulin, được gọi là IGF-1, kích thích cơ thể sản xuất một loại chất nhờn tự nhiên trên da, đồng thời tăng sản xuất hormone androgen – vốn có khả năng kích thích các tuyến bã nhờn và gây bùng mụn.
Các dạng mụn viêm thường xuất hiện ở má
Mụn viêm ở má gây sưng đỏ, đau nhức và thường gặp 4 dạng sau.
Mụn sẩn: mụn trứng cá phát triển thành những nốt mụn nhỏ và sưng đỏ trên da gọi là mụn sẩn. Đây là loại mụn viêm nhẹ nhất và có thể tự khỏi khi tự điều trị.
Mụn mủ: trông khá giống với sẩn mụn nhưng mụn mủ to hơn và có chứa phần nhân mụn trắng đục ở giữa nốt mụn.
Mụn bọc: là những nốt mụn cứng, sưng tấy nhưng không có mủ, xuất hiện và phát triển dưới bề mặt da và có thể để lại sẹo nếu không điều trị.
Cách điều trị mụn viêm ở má
Điều trị mụn viêm nhẹ
Đối với những người bị mụn viêm ở má mức độ nhẹ có thể điều trị khỏi bằng các sản phẩm bôi ngoài da không kê đơn chứa các hoạt chất sau.
Benzoyl peroxide (BPO): benzoyl peroxide là một tác nhân kháng khuẩn tiêu diệt P. acnes, một trong những tác nhân chính trong việc hình thành mụn viêm ở má, thông qua việc giải phóng các gốc tự do và có tác dụng tiêu nhân mụn.
Salicylic acid: salicylic acid là một loại acid beta hydroxy. Hoạt chất này có tác dụng điều trị mụn thông qua cơ chế tẩy tế bào chết cho da và giữ lỗ chân lông thoáng. Salicylic acid phù hợp với mụn viêm mức độ nhẹ và có khả năng ngăn ngừa mụn trong tương lai.
Azelaic acid: hoạt chất azelaic acid có hiệu quả như một chất tiêu mụn, kháng khuẩn, chống viêm và làm sáng da, phù hợp cho mụn viêm ở má vì vừa có tác dụng trị mụn vừa giảm thâm sau mụn. Các sản phẩm trị mụn chứa azelaic acid thường có nồng độ 15% hoặc thấp hơn đối với các sản phẩm không kê đơn.
Điều trị mụn viêm trung bình đến nặng
Đối với các trường hợp bị mụn viêm trung bình đến nặng, các sản phẩm bôi ngoài da thường không đủ mạnh để điều trị và nên thăm khám với Bác sĩ Da liễu nếu tình trạng mụn nghiêm trọng để được khám và tư vấn sản phẩm phù hợp nhất. Một số lựa chọn điều trị dành cho mụn viêm trung bình đến nặng.
Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh có thể sử dụng bao gồm kháng sinh đường uống và kháng sinh bôi ngoài da. Thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt các loại vi khuẩn sống trên da, đặc biệt là P. acnes, vi khuẩn gây mụn viêm ở má.
Liệu pháp laser
Liệu pháp laser xung dài Nd:YAG 1064nm trở thành một phương pháp điều trị mụn trứng cá được tin cậy và sử dụng phổ biến trong thời gian gần đây. Phương pháp này điều trị mụn trứng cá thông qua một số cơ chế bao gồm phá hủy tuyến bã nhờn bằng tia laser, giảm lớp sừng quanh nang lông và giảm sản xuất các cytokine gây viêm.
Liệu pháp ánh sáng
Các liệu pháp ánh sáng được ứng dụng nhiều trong điều trị mụn là liệu pháp ánh sáng xanh (blue light therapy) và quang động trị liệu (photodynamic therapy – PDT).
Phòng ngừa mụn viêm ở má
Bên cạnh việc điều trị, việc phòng ngừa mụn viêm ở má cũng rất quan trọng. Sau đây là một số thói quen có thể điều chỉnh để hạn chế khả năng hình thành mụn viêm ở má.
Điều chỉnh chế độ ăn uống: ăn nhiều rau xanh để cân bằng dinh dưỡng, đồng thời nên giảm lượng đường bằng cách hạn chế sử dụng đồ ngọt, thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh và đồ uống có đường như nước ngọt có ga hay trà sữa.
Giặt vỏ gối và khăn trải giường: khi nằm ngủ vùng da ở má thường tiếp xúc trực tiếp với bề mặt vỏ gối hay khăn trải giường nên việc giặt khăn trải giường mỗi tuần sẽ giúp hạn chế khả năng hình thành mụn. Nếu không giặt vỏ gối và khăn trải giường thường xuyên, vi khuẩn, bụi bẩn và nấm dễ tích tụ và phát triển, từ đó gây mụn.
Hạn chế chạm tay lên mặt: một ngày, tay có thể dính nhiều loại chất gây dị ứng hay bị bẩn khi tiếp xúc với bàn phím máy tính, màn hình điện thoại và các bề mặt khác.
Các phương pháp điều trị mụn viêm ở má được lựa chọn tùy theo mức độ nghiêm trọng của tình trạng mụn, cần thăm khám với Bác sĩ Da liễu để được tư vấn lựa chọn phù hợp nhất đối với bản thân để nhanh chóng cải thiện tình trạng mụn viêm ở má và giảm đau đớn do mụn.
Xem thêm: thuốc chấm mụn sưng viêm
Phòng Khám Da Liễu Doctor Acnes:
Địa chỉ: 283/34 Cách Mạng Tháng 8, P.12, Q.10, Thành phố Hồ Chí Minh.
Hotline: 07 0838 0878.
Nguồn: https://doctoracnes.com/mun-viem-o-ma-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri/
0コメント